Domain hay còn gọi là tên miền, là tên của một Website hoạt động trên Internet. Tên miền có tác dụng thay thế một địa chỉ IP dài và khó nhớ như: 142.250.197.14
thành một "Domain Name" hay "Tên Miền" có dạng là handesk.vn
. Dưới đây là các thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về câu hỏi tên miền là gì.
Ví dụ: Địa chỉ IP 142.250.197.14
có tên miền được gán vào là google.com
Mục đích của tên miền là giúp người sử dụng kết nối Internet tìm một địa chỉ Website hoặc gửi đến một địa chỉ mail với tên thân thiện, dễ nhớ như handesk.vn
hay www.google.com
mà không cần phải nhớ những con số địa chỉ rắc rối.
Với tên miền Việt Nam (.COM.VN
, .VN
, .NET.VN
, .ORG.VN
, ...), người truy cập có thể nhận biết được Doanh nghiệp thuộc quốc gia nào (.VN
: Việt Nam, .UK
: Anh Quốc, ...), có cơ sở pháp lý rõ ràng nhưng chi phí cao hơn so với tên miền Quốc tế. Với tên miền Quốc tế (.COM
, .NET
, .ORG
, .CO
, ...), người truy cập khó nhận biết được chủ sở hữu nhưng dễ nhớ, dễ tìm.
Nói một cách dễ hiểu, mỗi website cần đăng ký một tên miền riêng biệt, tương tự như mỗi ngôi nhà có một địa chỉ duy nhất để mọi người đến đúng nơi.
Những ai có thể đăng ký tên miền?
- Tên miền quốc tế: Không giới hạn đối tượng đăng ký, tất cả cá nhân, tổ chức đều có thể đăng ký.
- Tên miền quốc gia: Có quy định đăng ký riêng với từng quốc gia.
Cấu trúc của tên miền
Tên miền = (Phần tên miền) + (.) + (Phần đuôi miền)
Ví dụ: handesk.vn
, trong đó "handesk" là phần tên miền, còn "vn" là đuôi miền.
Phân loại tên miền
Theo đuôi tên miền
- Tên miền quốc tế: Do tổ chức ICANN quản lý, sử dụng trên toàn cầu, không phân biệt quốc gia.
Ví dụ: .com
, .net
, .org
, .edu
, .gov
...
- Tên miền quốc gia: Do tổ chức quản lý tên miền của từng quốc gia cấp phát.
Ví dụ: .vn
(Việt Nam), .us
(Mỹ), .cn
(Trung Quốc)...
Theo cấp tên miền
- ccTLD (Country Code Top-Level Domain): Tên miền dành cho quốc gia hoặc vùng lãnh thổ.
Ví dụ: .vn
(Việt Nam), .uk
(Anh), .eu
(Liên minh Châu Âu)...
- gTLD (Generic Top-Level Domain): Tên miền không liên quan đến quốc gia.
Ví dụ: .org
(tổ chức phi lợi nhuận), .edu
(giáo dục), .gov
(chính phủ)...
- sTLD (Sponsored Top-Level Domain): Dành cho các tổ chức hoặc lĩnh vực cụ thể.
Ví dụ: .travel
(du lịch), .mobi
(di động), .aero
(hàng không), .jobs
(việc làm)...